Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án)

docx 87 trang ducduy 30/04/2025 320
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án)

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án)
 Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 ĐỀ SỐ 6
 PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
 Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái 
 bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
 "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không 
 nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
 "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái 
 bình vừa nặng vừa cứng đó?"
 "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
 "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến 
 hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
 "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
 Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ 
 chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
 "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa 
 vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
 (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) 
Câu 1: (0,5 điểm) Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2: (1,0 điểm) Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định phép tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của 
biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (1,0 điểm) Em hãy phân tích thành phần câu dưới đây:
 “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở 
chúng ta.”
Câu 5: (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ?
 “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân 
chúng ta”.
Câu 6: (1,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (có độ 
dài không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình với chủ đề: “Tự lập là một đức tính cần thiết 
của mỗi người”.
II. VIẾT (4,0 điểm)
 Năm học 2022-2023 với trường THCS Lê Qúy Đôn chúng ta là một năm học đặc biệt bởi 
bởi có rất nhiều hoạt động và sự kiên trọng đại. Hãy thuyết minh thuật lại một sự kiện ấn tượng 
mà em trực tiếp được tham gia (Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường; Kỉ niệm ngày Quốc tế phụ 
nữ 8/3; Lễ vinh danh học sinh giỏi các cuộc thi cấp Tỉnh...)./.
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
 I ĐỌC HIỂU 6,0
 1 HS xác định đúng: 0,5
 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
 2 HS xác định đúng:
 - Văn bản trên được kể theo ngôi thứ 3. 0,5
 - Tác dụng: giúp người kể có thể kể câu chuyện một cách linh hoạt hơn. 0,5
 Đồng thời, thể hiện cái nhìn khách quan, đa chiều đối
 với bài học rút ra từ câu chuyện.
 3 - Biện pháp tu từ cơ bản: Nhân hóa 0,5
 - Tác dụng: Khiến cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn. Ốc sên có đời 0,5
 sống, suy nghĩ, tình cảm, nhận thức như con người.
 4 “Chúng ta / thật đáng thương, bầu trời/ không bảo vệ chúng ta,
 CN VN CN VN 1,0
 lòng đất/ cũng chẳng che chở chúng ta.”
 CN VN
 5 Ốc sên mẹ nói: "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, 1,0
 chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta" có nghĩa: chỉ cần chúng ta 
 cố gắng, nỗ lực và có niềm tin vào bản thân thì chúng ta có thể vượt qua tất 
 cả. Điều quan trọng của mỗi con người là biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn 
 lên, dựa vào nội lực
 của chính mình chứ không phải trông chờ vào người khác.
 6 * Hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn (độ dài từ 7-9 câu, không xuống 0,5
 dòng, không gạch đầu dòng), không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Lời văn rõ 
 ràng, rành mạch.
 * Nội dung:
 - Khẳng định được: Đức tính tự lập là một đức tính rất cần thiết trong cuộc 
 sống. 1,0
 - Tự lập là tự mình hoàn thành công việc, tự mình vượt qua khó khăn.
 - Tự lập sẽ giúp ta trưởng thành hơn và được mọi người yêu quý, nể trọng.
 - Tự lập đối với học sinh là: Tự mình đi học, không phụ thuộc vào ba mẹ; tự 
 mình làm bài tập, không quay cóp, trao đổi, sử dụng tài liệu khi làm bài 
 kiểm tra; tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, 
 không để bị nhắc nhở; tự làm việc nhà không để bố mẹ phải nhắc nhở
 - Không có ai trên đời này là hoàn hảo, cuộc sống sẽ có đôi lúc không như ý 
 muốn, thậm chí thiếu công bằng nhưng chỉ cần ta nỗ lực, tự lập vươn lên 
 bằng chính nội lực của mình thì sẽ vượt qua được tất cả.
 - Vậy nên hãy tự lập bằng chính khả năng của mình, đừng bao giờ so bì hay 
 trông chờ vào người khác.
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 Lưu ý: Học sinh có thể có những ý sáng tạo. Nếu các ý đó hợp lý vẫn 
 khuyến khích cho điểm.
 II VIẾT 4,0
 1. Đảm bảo cấu trúc và hình thức của bài văn thuyết minh 0,25
 - Đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Sử dụng ngôi kể phù hợp
 2. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Một sự kiện (hoặc lễ hội) mà em 0,25
 từng tham dự hoặc chứng kiến trong năm học vừa
 qua tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 3. Triển khai:
 Gợi ý:
 + Mở bài: Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra sự kiện 0,5
 (hoặc lễ hội).
 + Thân bài: 1,5
 - Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi 
 diễn ra sự kiện (hoặc lễ hội).
 - Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của sự kiện (hoặc lễ hội).
 - Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.
 - Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm phù hợp.
 + Kết bài: Nêu được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận về của người viết về 
 0,5
 sự kiện.
 4. Chính tả, ngữ pháp 0,5
 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 5. Sáng tạo. 0,5
 - Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, sinh động, sáng tạo.
 - Biết kết hợp các yêu tố miêu tả, tự sự phù hợp.
* Lưu ý:
- Mọi cách giải khác đúng và đủ vẫn cho điểm tương ứng;
- Chỉ chấm điểm tuyệt đối toàn bài khi bài làm đảm bảo trình bày sạch sẽ, khoa học, không tẩy 
xóa, sữa chữa, không sai chính tả, không dùng hai màu mực Tất cả những trường hợp chưa 
đảm bảo yêu cầu trên, chấm tối đa không quá 9,5 điểm.
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 ĐỀ SỐ 7
 UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
 PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
 Thời gian làm bài: 90 phút, đề gồm có 02 trang.
 ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
 (...) Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi 
những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ 
đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.
 Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô 
bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe 
một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. (...)
 Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé 
thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên.(...) Mạnh lén trút ra tiếng 
thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm 
thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.
 - Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông 
xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.
 Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai 
nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi 
xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần 
vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông 
lão bảo:
 - Tôi chỉ xin lửa thôi...
 Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không 
thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.
 - Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!
 Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin 
lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến 
Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh 
thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như 
từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây 
củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình 
chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... 
 (Trích Củ khoai nướng của Tạ Duy Anh)
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào? Dựa vào dấu hiệu nào để em xác định 
như vậy?
Câu 2. (1,0 điểm) Cách ứng xử của ông cháu người ăn mày trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Từ mắt trong hai câu sau là từ đồng âm hay từ đa nghĩa?
 - Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.
 - Quả na mở mắt.
Câu 4. (1,0 điểm) Em hãy so sánh 2 cách sắp xếp từ ngữ để thấy cách nào hay hơn? Vì sao? 
 Cách 1: Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi 
những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên.
 Cách 2: Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu mới từ từ lôi nó lên, cậu thọc sâu tay vào 
đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự.
Câu 5. (1,0 điểm) Qua văn bản trên, em rút ra hai bài học cho bản thân về cách đối nhân xử thế trong 
cuộc sống.
PHẦN II: VIẾT (5.0 điểm.)
 Từ khi cắp sách tới trường, em đã có biết bao trải nghiệm vui buồn cùng với thầy cô và bạn bè. Em 
hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em với thầy cô hoặc bạn bè.
 --------------Hết--------------
Họ và tên thí sinh:..........................................................................Số báo danh..................................
Chữ kí giám thị 1:................................................................................................................................
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
 ĐỌC HIỂU 5,0
 1 - Thể loại: truyện ngắn 0,5
 - Dựa vào yếu tố của truyện:(nhân vật, sự việc,...) 0,5
 2 Cách ứng xử của ông cháu người ăn mày gợi cho em suy nghĩ:
 - Dù nghèo khổ, thiếu thốn những vẫn phải giữ lòng tự trọng. 0,5
 - Dù mình có thích một thứ gì đó của người khác nhưng cũng không để người 0,5
 khác bị khó xử khi họ cũng đang rất cần;...
 I (HS có thể nêu ý kiến khác, hợp lí vẫn chấm điểm)
 3 Từ mắt trong hai câu trên là từ đa nghĩa 1,0
 4 - Cách 1 hay hơn vì hợp với logic mô tả hoạt động từ trước tới sau: ban dầu là 0,5
 thọc tay, thọc sâu hơn, chạm củ khoai, từ từ lôi lên.
 - Cách 2: Không đúng với quá trình lấy củ khoai từ dưới đất lên. 0,5
 5 Bài học:
 - Phải giữ lòng tự trọng dù có nghèo khổ, thiếu thốn. 0,5
 - Phải thấu hiểu và biết sẻ chia với mọi người, nhất là người khó khăn hơn mình; 0,5
 ... 
 (HS có thể nêu bức thông điệp khác, hợp lí vẫn chấm điểm tối đa)
 VIẾT 5,0
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25
 b. Xác định đúng vấn đề. 0,25
 Kể lại một trải nghiệm đã trở thành kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy cô 
 hoặc bạn bè.
 c. HS triển khai vấn đề
 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu 
 sau:
 * Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm và cảm xúc chung 0,5
 II - Trải nghiệm mà em cho là đáng nhớ nhất là trải nghiệm nào? Với ai? (thầy/ cô/ 
 bạn)
 - Cảm xúc chung như thế nào? ( Giới thiệu khái quát)
 * Thân bài: Tập trung kể trải nghiệm: Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. 3,0
 - Trải nghiệm đó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh,...) với ai (thầy/ cô/ 
 bạn)
 - Chuyện xảy ra như thế nào? (Mở đầu, diễn biến và kết quả)
 - Điều gì khiến em nhớ nhất trong trải nghiệm đó?
 - Mong muốn, tự nhủ của bản thân
 0,5
 * Kết bài: - Cảm xúc và suy nghĩ/bài học sau trải nghiệm đó.
 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 0,25
 đề.
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 ĐỀ SỐ 8
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ tên:  MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 6
Lớp 6/..
 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ:
 A
I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 LÁ THƯ CHO ĐỜI SAU
 Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. 
Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. 
 Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện 
mình hơn. Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. Vì vậy, 
hãy cứ mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy. Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do 
đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng 
ta được sống trên thế gian này. Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những 
điều mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có 
thể mỉm cười mãn nguyện. 
 Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình 
thành nên vật chất và con người. Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm 
sắc thể, gen di truyềnphức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. Và rằng, sự có mặt của mỗi 
người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Một khi thời gian sống của 
ta không còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để lại phía sau mình. 
 Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và 
khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. 
 (Trích “Hạt giống tâm hồn”, 
 NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Văn bản nghị luận
B. Truyện cổ tích D. Văn bản thông tin
Câu 2. Tìm trong đoạn trích lí do tác giả khuyên: “Hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về 
những điều mình chưa biết”?
A. Tri thức là vô hạn C. Điều biết chưa chắc chắn
B. Cuộc sống thật phong phú D. Tôi chẳng hiểu biết mấy
Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ ghép?
A. Khả thi. C. Học hỏi.
B. Tế bào. D. Chắc chắn. 
Câu 4. Trạng ngữ trong câu: “Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những 
điều mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được.” được dùng với chức năng nào?
A. Chỉ nguyên nhân. C. Chỉ mục đích.
B. Chỉ thời gian. D. Chỉ phương tiện.
Câu 5. Văn bản trên bàn về vấn đề nào sau đây?
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
A. Ý thức chia sẻ, giúp đỡ mọi người.
B.Ý thức học hỏi, vươn lên trong cuộc sống.
C. Ý thức tham gia hoạt động tập thể.
D. Ý thức làm những điều tốt đẹp.
Câu 6. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “kỷ lục” trong câu: “Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là 
kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn.”?
A. Mức thành tích cao nhất từ trước tới giờ. 
B. Mức thành tích đạt được trong một cuộc thi.
C. Mức thành tích nhiều người đạt được.
D. Kết quả làm hài lòng nhiều người.
Câu 7. Đoạn văn “Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và 
chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết” có 
chức năng gì trong văn bản? 
A. Trình bày nội dung chính C. Kết thúc văn bản 
B. Mở rộng văn bản D. Mở đầu văn bản
Câu 8. Trình bày cách hiểu của em về câu văn: “Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối 
cùng ta được sống trên thế gian này”.
Câu 9. Từ nội dung của văn bản trên em rút ra bài học gì trong cuộc sống? 
Câu 10. “Mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình” Em có 
đồng tình với câu nói này không? Vì sao?
II. VIẾT (4 điểm)
 Đóng vai nhân vật kể lại một truyện Truyền thuyết hoặc Cổ tích mà em yêu thích (Lưu ý: Truyện 
ngoài sách giáo khoa)
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Nội dung Điểm
 Phần I: ĐỌC HIỂU (mỗi câu trả lời đúng ghi 0.5 điểm) 6,0
 Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án C A D B B A D
 Câu 8 Mức độ 1: 1.0đ Mức độ 2: 0,5đ Mức độ 3: 0đ 1.0
 HS có thể có cách hiểu và diễn HS trình bày được cách HS không trả 
 đạt riêng nhưng phải đảm bảo hiểu nhưng diễn đạt còn lời hoặc trả lời 
 về chuẩn mực đạo đức và pháp lủng cũng, chưa rõ ý. nhưng không 
 luật: Gợi ý phù hợp
 - Sống tích cực, cống hiến hết 
 mình trong mỗi ngày/ Mỗi ngày 
 sống không ngừng hoàn thiện 
 bản thân và có ích
 .
 Câu 9 Mức độ 1: 1.0đ Mức độ 2: 0,5đ Mức độ 3: 0đ 1.0
 HS có thể có cách diễn đạt HS rút ra được bài học Không rút ra 
 khác nhau về bài học được rút tuy nhiên diễn đạt còn được bài học 
 ra nhưng phải phù hợp với ý lủng cũng chưa rõ ý hoặc bài học 
 nghĩa của văn bản và đảm bảo không phù hợp 
 chuẩn mực về đạo đức và pháp với ý nghĩa của 
 luật: Gợi ý văn bản 
 - Mỗi ngày không ngừng học 
 tập hoàn thiện bản thân, sống có 
 ước mơ, phấn đấu để đạt được 
 mơ ước, biết cách thể hiện bản 
 thân nhưng cũng cần sống hòa 
 đồng với mọi người
 Câu 10 Mức độ 1: 0.5đ Mức độ 2: 0,25đ Mức độ : 0
 Học sinh nêu được quan HS chỉ trả lời: đồng tình HS không trả lời 
 điểm riêng của bản thân: hay không đồng tình hoặc trả lời mà 
 đồng tình/không đồng tình. nhưng không lí giải được không phù hợp 
 Lí giải phù hợp. Có thể HS hoặc lí giải chưa hợp lí, 
 diễn đạt theo ý sau: không thuyết phục 
 - Đồng tình vì mỗi người là 
 một cá thể riêng biệt, có sở 
 DeThiHay.net Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề + Đáp án) - DeThiHay.net
 thích, khả năng riêng, có 
 quyền tạo dựng phong cách 
 riêng của mình, miễn nó 
 không đi ngược chuẩn mực 
 xã hôi.
 - Không đồng tình vì mỗi cá 
 nhân là một tế bào của xã 
 hội, nếu chúng ta quá khác 
 biệt so với cái chung sẽ dễ 
 bị tách ra khỏi tập thể)
Phần II: VIẾT (4 điểm)
 A. Bảng điểm chung toàn bài
 Tiêu chí Điểm
 1. Cấu trúc bài văn 0.5
 2. Nội dung 2.0
 3. Trình bày, diễn đạt 1.0
 4. Sáng tạo 0.5
 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí
1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. - Mở bài: Đóng vai nhân vật để 
 Mở bài biết đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ tự giới thiệu sơ lược về mình và 
 lược về mình và câu chuyện định kể, phần Thân câu chuyện định kể.
 bài biết sắp xếp các chi tiết, sự việc theo trình tự 
 hợp lý để kể lại diễn biến câu chuyện, phần Kết - Thân bài: 
 bài kết thúc câu chuyện, nêu được ý nghĩa hoặc 
 + Kể diễn biến câu chuyện.
 bài học rút ra từ câu chuyện. Các phần có sự 
 liên kết chặt chẽ. + Thời gian, không gian
 Triển khai Thân bài thành nhiều đoạn văn. + Xuất thân của nhân vật, hoàn 
0,25 Trình bày được bố cục của bài văn. Các sự kiện, cảnh xảy ra câu chuyện.
 chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi + Kể lại các sự việc
 chỗ chưa chặt chẽ. - Kết bài: Kết thúc câu chuyện 
 và nêu ý nghĩa/bài học rút ra từ 
 Thân bài chỉ gồm một đoạn văn.
 câu chuyện.
0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên 
 (thiếu mở đoạn hoặc kết đoạn)
2. Xác định đúng yêu cầu của đề:
 DeThiHay.net

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_6_canh_dieu_21_de_dap_an.docx