17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)

docx 126 trang ducduy 02/07/2025 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)

17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)
 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
 Hãy phân tích để làm rõ vai trò của Liên hợp quốc được nhắc đến trong đoạn tư liệu.
 b) Đọc đoạn tư liệu sau:
 “Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đổi đầu chính trị – 
quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và 
một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là 
chỉnh lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong 
của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và 
khoa học – kĩ thuật”.
 (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 
 2001, tr.401)
 Theo em, sau Chiến tranh lạnh, các xu thế phát triển chính của thế giới diễn ra như thế nào?
 - HẾT -
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
 a) Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 2.0
 1922
 * Đối với Liên Xô:
 - Đánh dấu Chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý thuyết trở thành hiện thực. Đối với nước Nga - 0.5
 Liên Xô, giai cấp công nhân và nông dân trở thành chủ nhân thực sự của đất nước.
 - Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời; xác lập chế 0.5
 độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn.
 - Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước cộng hòa Xô viết; 0.5
 làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
 - Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã 0.5
 hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.
 * Đối với thế giới:
 - Chứng minh học thuyết Mác - Lênin là đúng đắn, khoa học. 0.5
 - Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước tư bản chủ 0.5
 nghĩa; tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.
 - Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh; 0.5
 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu 
 nước giải phóng dân tộc, về xây dựng mô hình nhà nước sau khi giành được chính quyền.
 - Làm thay đổi cục diện thế giới. CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. 0.5
 b) Vì sao nói Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời có phải là một tất yếu 2.25
 lịch sử không
 - Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời là một tất yếu lịch sử. Vì:
 1
 + Tuy thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại sự bình đẳng về chính trị 
 (6,0
 giữa các nước cộng hòa, nhưng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, Việt Nam giữa 0.5
điểm)
 các nước đã tiềm ẩn những bất bình đẳng mới có thể xảy ra.
 + Trong những năm 1918 - 1920, cuộc tấn công của liên minh 14 nước đế quốc (do Mĩ 
 đứng đầu) và sự nổi dậy chống phá của các thế lực phản động trong nước đã đặt ra yêu 0.5
 cầu: cần phải tiếnhành liên minh giữa các nước Cộng hòa xô viết, nhằm tập trung mọi 
 nguồn lực để chống kẻ thù chung, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ thành quả của Cách mạng 
 tháng Mười.
 + Khi cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài kết thúc (1920), nhiệm vụ khôi phục kinh tế, 
 xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước tiếp tục đòi hỏi sự liên minh chặt chẽ hơn 0.5
 nữa, đặc biệt là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước của các nước Cộng hòa Xô viết.
 => Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của lịch sử, ngày 30/12/1922, tại Mát-
 xcơ-va, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê-nin, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên 0.5
 bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết 
 (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 2 a. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của nhân dân ta 
 (5,0 từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo các nội dung: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, lãnh 3.0
 điểm đạo, chiến thắng quyết định.
 Tên cuộc kháng chiến Thời gian Lãnh đạo Chiến thắng quyết định
 Khángchiến chống quân 
 938 Ngô Quyền Chiến thắng Bạch Đằng
 Nam Hán 0.5
 Khángchiến chống Tống 
 981 Lê Hoàn Chiến thắng Bạch Đằng
 thời Tiền Lê 0.5
 Khángchiến chống Tống Chiến thắng ở phòng tuyến bờ 
 1075 - 1077 Lý Thường Kiệt
 thời Lý sông Như Nguyệt 0.5
 3 lần kháng chiến chống 1258, 1285, Các vua Trần và 
 Chiến thắng Bạch Đằng
 quân Mông - Nguyên 1287 - 1288 Trần Hưng Đạo 0.5
 Khángchiến chống quân Chiến thắng Rạch Gầm
 1785 Nguyễn Huệ
 Xiêm - Xoài Mút 0.5
 Khángchiến chống quân Chiến thắng Ngọc Hồi
 1789 Quang Trung
 Thanh - Đống Đa 0.5
 b. Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến trên, Đảng và Nhà nước ta có thể vận dụng 2.0
 được những bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện 
 nay?
 Học sinh có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, mỗi bài học đúng được 0,5 điểm. Tối đa 
 là 1,00 điểm. Sau đây là một số ví dụ để tham khảo:
 - Bài học về xây dựng lực lượng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân...
 - Bài học về lãnh đạo...
 - Bài học về xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân...
 - Bài học về xây dựng nội lực quốc gia...
 - Bài học cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch...
 - Bài học về chính sách ngoại giao...
 3 a. Đoạn tư liệu đề cập đến phong trào nông dân Tây Sơn 0.5
 (5,0 b. Nói phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào nông dân tiêu biểu nhất trong lịch 
điểm) sử phong kiến Việt Nam. Vì:
 * Về nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc. 0.25
 - Hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
 + Năm 1771: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ ở Bình Định do ba anh em Nguyễn Nhạc, 0.25
 Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
 + Năm 1773: Quân Tây Sơn vượt đèo An Khê xuống vùng Tây Sơn hạ đạo giải phóng Quy 
 Nhơn. 0.25
 + Năm 1776 - 1783: quân Tây Sơn tấn công vào Gia Định, giải phóng hầu hết đàn trong, 0.25
 tiêu diệt lực lượng chúa Nguyễn.
 + Năm 1786 - 1788: Quân Tây Sơn tấn công ra đàng ngoài, tiêu diệt tập đoàn vua Lê, chúa 0.25
 Trịnh thống nhất đất nước.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 - Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc:
 • Kháng chiến chống Xiêm năm 1785: 0.25
 + Sau khi bị chúa Nguyễn lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu cứu, vua Xiêm sai 5 
 vạn quân theo 2 đường thuỷ bộ sang xâm lược nước ta.
 + Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận địa ở khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút, đập 0.25
 tan tham vọng xâm lược của quân Xiêm.
 • Kháng chiến chống Thanh 1789:
 + Tháng 11/1788: Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, 29 vạn quân Thanh tiến sang 0.25
 với âm mưu xâm lượt nước ta
 + Tháng 12/1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung tiến quân 0.25
 ra Bắc.
 + Từ đêm 30 đến đêm mùng 5 tết Kỉ Dậu 1789, với tinh thần thần tốc, quyết chiến quân 0.25
 Tây Sơn giành thắng lợi vang dội ở trận Ngọc Hồi – Đống Đa và tiến quân ra Thăng Long 
 đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.
 * Về lực lượng tham gia: thu hút được hầu hết các tầng lớp nhân dân tham gia từ Đàng 0.5
 Trong đến Đàng Ngoài.
 * Về quy mô: là phong trào nông dân duy nhất mang tính toàn quốc. Phong trào diễn ra 0.5
 trên qui mô rộng lớn từ Nam ra Bắc, thời gian kéo dài.
 * Kết quả:
 + Là phong trào nông dân duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam giành thắng lợi. 
 Trước phong trào nông dân Tây Sơn đã có rất nhiều cuộc đáu tranh của nông dân chống sự 
 áp bức bóc lột của địa chủ phong kiếnnhưng đều thất bại.
 + Phong trào nông dân Tây Sơn đã hoàn thành tốt những yêu cầu mà hoàn cảnh lịch sử đặt 
 ra: Tiêu diệt tập đoàn phong kiến các cứ (Nguyễn, Trịnh, Lê), đặt nền tảng cho sự thống 0.5
 nhất đất nước. Tiến hành kháng chiến chống quân Xiêm quân Thanh thắng lợi, bảo vệ trọn 
 vẹn độc lập và chủ quyền dân tộc. Từ phong trào, xuát hiện một triều đại tiến bộ, đó là 
 Vương triều Tây Sơn với nhứng chính sách tiến bộ về kinh tế, văn hoá, đặt cơ sở cho sự ra 
 đời của những mầm mống kinh tế mới
 * Ý nghĩa: Phong trào nông dân Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân Việt Nam 
 thời phong kiến, đã để lại những bài học về nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến 0.5
 chống ngoại xâm: tiến công chủ động, cơ động, thần tốc, táo bạo và chớp thời cơ,
 4 a) Vai trò: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế:
 (4,0 - Ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hoà giải các cuộc xung đột và khủng hoảng 0.5
điểm) quốc tế tại nhiều khu vực trên thế giới; triển khai hoạt động gìn giữ hoà bình, tạo điều kiện 
 để hoà bình được duy trì bền vững.
 - Góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới từ năm 1945 đến 0.5
 nay.
 - Soạn thảo và xây dựng một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy 
 đua vũ trang, hạn chế vũ khí hạt nhân,... tạo khuôn khổ pháp lí cho việc ngăn chặn phổ 0.5
 biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
Thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, 0.5
chấm dứt các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
b) Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh:
+ Xu thế đa cực (thể hiện rõ từ đầu thế kỉ XXI). 0.5
+ Xu thế lấy phát triển kinh tế là trung tâm: kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh 0.5
tổng hợp của từng quốc gia, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế.
+ Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: quan hệ giữa các nước được điều chỉnh 0.5
theo hướng tăng cường đối thoại, giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà 
bình, hợp tác cùng có lợi.
+ Xu thế toàn cầu hoá: thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; sự mở 0.5
rộng của các công ty xuyên quốc gia; sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài 
chính quốc tế,..
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 ĐỀ SỐ 4
 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG THPT MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ:
 “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công. Lực 
lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi. Lực lượng đoàn kết sẽ động viên nhân dân ta từ Bắc đến Nam 
đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.”
 (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 49)
 a. Cho biết đoạn tư liệu trên đề cập đến sức mạnh nào đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam 
giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giành độc lập?
 b. Sức mạnh ấy có vai trò như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 2 (5,0 điểm): “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X-XV đã để lại nhiều bài 
học kinh nghiệm quí báu cho cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này.” Bằng những kiến thức lịch sử đã học em 
hay làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 3 (6,0 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau:
 “Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan 
trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế 
giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra càng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ 
chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hoà bình thế giới càng rõ nét.”
 (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7)
 a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến việc thành lập tổ chức quốc tế nào? Nêu và nhận xét quá trình hình thành 
tổ chức đó?
 b. Tổ chức đó có vai trò gì đối với thế giới? Vai trò nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4 (4,0 điểm): Quan hệ Mỹ – Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Nêu 
những sự kiện chính sau Chiến tranh thế giới thứ hai để làm rõ cục diện hai cực, hai phe – tư bản chủ nghĩa 
và xã hội chủ nghĩa?
Câu 5 (3,0 điểm): Em hãy chứng minh nhận định sau: “Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, 
đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. Theo em, xu thế đó mang lại cơ hội nào cho Việt Nam trong công cuộc 
phát triển đất nước?
 HẾT.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm)
 a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ 
nước. Sức mạnh đó đã góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong 
công cuộc chống ngoại xâm, giành độc lập (0.5 đ)
 b. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
 - Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần 
to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ 
nước hào hùng của dân tộc. (0.25 đ)
 - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một 
vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi 
trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức 
mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước (lấy 
ví dụ). (0.75 đ)
 => Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ 
thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp 
phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân 
tộc. (0.5 đ)
Câu 2 (5,0 điểm): 
 Từ thế kỉ X-XV, cùng với việc xây dựng, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến, phát triển kinh tế 
văn hoánhân dân ta còn phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm: chống Tống thời Lý, 
ba lần chống Mông - Nguyên xâm lược thời Trần, khởi nghĩa Lam Sơn. Những cuộc kháng chiến chống 
ngoại xâm đó đã ghi them những chiến công chói lọi vào lịch sử chóng ngoại xâm của dân tộc mà còn để lại 
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này (0.25đ)
 - Bài học về đường lối và phương pháp đấu tranh: toàn dân, toàn diện, trường kì - để chiến thắng giặc 
ngoại xâm có tiềm lực kinh tế và quân sự hơn nhiều lần, nhân dân ta phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn 
dân, thực hiện kháng chiến toàn diện, trường kì, tạo sức mạnh to lớn của cả dân tộc để chiến thắng kẻ thù 
xâm lược (0.5 đ)
 + Toàn dân: Kháng chiến chống Tống thời Lý (Lý Thường Kiệt đoàn két mọi lực lượng miền xuôi với 
miền ngược, đoàn kết quân với dân). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: 
“vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức”, “khởi nghĩa Lam Sơn: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, 
hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” (0.25 đ)
 + Toàn diện: Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: Chính trị kết hợp với quân sự, ngoại giao, 
thơ văn(0.25 đ)
 + Trường kì: Thể hiện trong khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh trãi qua 0 năm gian khổ quyết tâm 
đi đến thắng lợi cuối cùng (0.25 đ)
 - Bài học về thắng lợi quân sự: Trong cuộc kháng chiến, ngoài tinh thần chiến đấu dũng cảm, không 
ngại hi sinh, dân tộc ta còn chiến đấu với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo (0.5 đ)
 + Bài học về chớp thời cơ ở hầu hết các cuộc đấu tranh (0.25 đ)
 + Chủ động tấn công giặc: Kế sách “Tiên phát chế nhân” trong kháng chiến chống Tống thời Lý 
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
nhằm phá kế hoạch của địch, làm chậm bước tiến quân của địch (0.25 đ)
 + Lấy chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, linh hoạt (Kháng chiến chống 
Mông – Nguyên. Lê Lợi, Nguyễn Trãi chống Minh) (0.25 đ)
 + Thực hiện chiến tranh du kích (Kháng chiến chống Mông – Nguyên; khởi nghịa Lam Sơn) (0.25đ)
 + Thực hiện “ Vườn không nhà trống” (Kháng chiến chống Mông – Nguyên) (0.25 đ)
 + Kết hợp chiến đấu dũng cảm với “tâm lí chiến” trong những thời điểm quyết định chúng ta luôn có 
những văn kiện khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm nản lòng quân địch: bài thơ “thần” của Lý 
Thương Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (0.25 đ)
 - Bài học về nêu cao ý chí quyết thắng, đấu tranh anh dũng bất khuất (0.75 đ)
 + Trần Thủ Độ: “ Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
 + Trần Hưng Đạo “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước”
 + Trần Bình Trọng trả lời khẳng khái trước quân thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm 
vương đất Bắc”
 - Bài học về sự chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn (0.5 đ)
 + Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, 
biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn. 
 Những bài học học kinh nghiệm quí báú này tiếp tục được phát huy cao độ trong kháng chiến chống 
quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789) của phong trào Tây Sơn. Đặc biệt được phát huy cao độ trong hai 
cuộc kháng chiến thần kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược trong thế kỉ XX(0.25 đ)
Câu 3 (6,0 điểm): 
* Đoạn tư liệu trên đề cập đến việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc (2.5 đ)
* Nêu và nhận xét quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc:
 - Quá trình hình thành:
 + Cuối năm 1941, sự cần thiết phải thành lập một Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi thế 
giới càng trở nên bức thiết và những thắng lợi để thành lập mặt trận đó đã đầy đủ. Thắng lợi của Hồng quân 
Liên Xô trong trận Mát-xcơ-va đã nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, đòi hỏi thế giới phải 
liên minh với Liên Xô. (0.25 đ)
 + Ngày 1-1-1942, đại diện 26 nước chống phát xít đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập 
một tổ chức quốc tế vì hoà bình và an ninh sau chiến tranh. (0.25 đ)
 + Từ năm 1943, các nước đã thoả thuận được một số điểm cơ bản về cơ cấu Liên hợp quốc, Đại hội 
đồng, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an,... (0.25 đ)
 + Tại Hội nghị Tê-hê-ran (I-ran, từ ngày 28 -11 đến ngày 1-12-1943), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh 
khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc. (0.25 đ)
 + Tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô, tháng 2-1945), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định về việc 
thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương nhợp quốc và đồng ý triệu 
tập hội nghị Liên hợp quốc. (0.25 đ)
 + Từ ngày 25-4-1945 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran-xi-xcô 
(Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. (0.25 đ)
 + Sau khi Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước phê chuẩn, ngày 24-10-1945, Liên hợp 
quốc chính thức được thành lập với 51 nước thành viên. (0.25 đ)
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 - Nhận xét:
 Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến 1945, trải qua nhiều sự kiện, gắn với vai 
trò quan trọng của Chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh. Sự ra đời của Liên hợp quốc là thành công lớn trong quan 
hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân thế giới, đó là giữ gìn 
hòa bình, an ninh, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới mới. (0.5 đ)
 b. Vai trò của Liên hợp quốc: (0.75 đ)
 Trong quá trình hoạt động kể từ khi thành lập đến nay, vai trò của Liên hợp quốc được thể hiện trên 
nhiều lĩnh vực:
 - Duy trì hòa bình và an ninh QT
 - Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân
 - Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.
 * Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới (0.5 đ)
 - Vì:
 + Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là một trong những mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc. Từ khi 
ra đời cho đến hiện nay, Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực lớn để thực hiện mục tiêu đó. (0.5 đ)
 + Mặt khác, hòa bình đem đến nhiều giá trị to lớn và thiết thực cho sự phát triển của các quốc gia (nói 
chung) và từng cá nhân (nói tiêng). Do đó, hòa bình luôn là khát vọng của nhân dân thế giới. Vì vậy, việc 
góp phần vào duy trì hòa bình thế giới là một cống hiến to lớn, cao cả của Liên hợp quốc đối với nhân loại. 
(0.5 đ)
 - Biểu hiện:
 - Góp phần không để xảy ra một cuộc CTTG mới kể từ năm 1945 đến nay: trong thập niên 90 của thế kỉ 
XX, các hoạt động của LHQ góp phần chấm dứt các cuộc xung đột tại một số điểm nóng trên TG như ở En 
Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo...đây là đóng góp lớn nhất, tạo môi 
trường hòa bình, nền tảng quan trọng để phát triển (0.5 đ)
 - Triển khai các hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới (từ năm 1948 đến nay, trên 70 
phái bộ gìn giữ hòa bình đã tham gia hoạt động để chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, hỗ trợ công cuộc 
tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên). Lực lượng gìn gữ hòa bình của LHQ đã được tặng giải thưởng Nô-
ben năm 1988. (0.25 đ)
 - Soạn thảo và xây dựng hệ thống công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang tạo cơ 
sở pháp lí quốc tế đấu tranh vì một thế giới hòa bình, chống vũ khí hạt nhân: Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí 
hạt nhân (1968), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước Cấm vũ khí hoá học (1993) và 
Công ước Cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước Cấm vũ khí hạt nhân (2017),. tạo ra khuôn khổ pháp lí 
cho việc ngăn chặn phổ biến, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. (0.25 đ)
 - Ủng hộ và thúc đẩy phong trào đấu tranh GPDT, đưa các nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành các 
quốc gia độc lập, có chủ quyền, góp phần gia tăng số lượng thành viên LHQ lên 193 nước. (0.25 đ)
Câu 4 (4,0 điểm)
 Quan hệ Mỹ và Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
 - Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai:
 + Từ ngày 1/1/1942, Mỹ và Liên Xô hợp tác với nhau trong Mặt trận đồng minh chống phát xít (0.25 đ)
 + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và Liên Xô chuyển sang đối đầu và hai bên đã tiến tới cuộc 
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1989. (0.25 đ)
 Vì: (0.5 đ)
 - Liên Xô chủ trương duy trì, hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã 
hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
 - Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu làm bá chủ thế giới; ra sức chống Liên Xô và các nước XHCN; 
muốn đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới.
 * Sự hình thành cục diện hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
 - Cục diện hai cực ở châu Âu (1.5 đ)
 Nội dung Hành động của Mỹ Động thái của Liên Xô
 Ngày 12/3/1947, Mỹ công bố học thuyết Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại: Duy trì 
 Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ phong trào 
 là nguy cơ lớn nhất với Mỹ, yêu cầu Quốc cách mạng thế giới.
 Đối ngoại
 Hội Mỹ viện trợ khẩn cấp 400tr $ cho Hi 
 Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Học thuyết Toruan đã 
 khởi đầu chiến tranh lạnh.
 T6/ 1947, Mỹ triển khai kế hoạch Macsan T1/ 1949, Liên Xô và các nướ Đông Âu thành lập 
 nhằm phục hưng kinh tế các nước châu Âu Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để tăng cường 
 Kinh tế
 trở thành đồng minh của Mỹ. hợp tác hóa về kinh tế, khoa học kĩ thuật giữa các 
 nước XHCN
 T4/ 1949, Mỹ và các nước tư bản Tây Âu T5/ 1995, Liên Xô và các nước Đông Âu thành 
 thành lập khối quân sự Nato - liên minh lập Liên Minh phỏng thủ chng Vacxaca tăng 
 quân sự lớn nhất để chống lại chủ nghĩa xã cường hợp về quân sự giữa các nước SHCN
 hội.
 => xác lập cục diện hai cực, hai phe
 - Cục diện hai cực ở châu Á (1.5 đ)
 Hai nước đứng đầu hai cực đã hỗ trợ các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự...
 Sự kiện Hành động của Mỹ Hành động của Liên Xô
Cuộc nội chiến ở Trung quốc Giúp đỡ lực lượng Đảng Trung Hỗ trợ Đảng cộng sản
(1946-1949) Hoa dân quốc
Cuộc chiến tranh Đông Dương của Từ cuối 1949 hỗ trợ cho Pháp và Từ năm 1950, cuộc kháng chiên 
Pháp (1945- 1954) từng bước can thiệp sâu vào cuộc của nhân dân Việt Nam nhận được 
 chiến tranh Đông Dương sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung 
 Quốc, Liên Xô và các nước XHCN
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Bảo trợ cho Nam Triều Tiên Bảo trợ cho Bắc Triều Tiên
Câu 5 (3,0 điểm)
 * Chứng minh nhận định: "Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra 
nhanh hơn".
 - Hiện nay, tác động từ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hóa cùng các biến động 
kinh tế - chính trị khác, đã khiến cho so sánh tương quan lực lượng và sức mạnh của các nước lớn đã và 
đang có sự thay đổi nhanh chóng. Điều này đã thúc đẩy cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung 
 DeThiHay.net

File đính kèm:

  • docx17_de_thi_hsg_lich_su_lop_12_cap_truong_co_loi_giai_chuan.docx