17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)

docx 101 trang ducduy 28/06/2025 80
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)

17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn)
 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 - Mở đầu bản tuyên ngôn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại những tư tưởng cơ bản 0,5
 về quyền con người trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ cũng như Tuyên ngôn 
 nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Song chủ tich Hồ Chí Minh không dừng 
 lại ở quyền con người mà còn khái quát nâng lên thành quyền dân tộc. Người viết 
 “Tất cả các dân tộc trên thê giới sinh ra đều có quyền Bình đẳng, dân tộc nào cũng 
 có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
 - Kết luận: Mỗi liên hệ giữa bản tuyên ngôn độc lập nước Mỹ (1776) và bản Tuyên 
 ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789) với bản tuyên ngôn Độc lập của 0,5
 Việt Nam là ở quyền con người, quyền được sống, quyền được tự do, được mưu cầu 
 hạnh phúc..
 Câu 3 Phân tích những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại để làm rõ nhận
(5 điểm) định sau:
 “Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo 
 cánh đó đã phần nào che đậy được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư 
 bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản 
 chất xã hội mang nặng sự phi lý, là chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn”.
 (GS.TS Vũ Văn Hiền, Nhận thức về chủ nghĩa tư bản hiện đại,
 Báo điện tử VOV, Thứ Năm, ngày 26/08/2010).
 - Phải thừa nhận rằng CNTB hiện nay có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp đối với 
 sự phát triển của thế giới những có thể khẳng định rằng, bản chất của CNTB vẫn 
 khôn thay đổi – vẫn là chế độ người bóc lột người với nhiều bất công thách thức:
 + Thứ nhất: Theo đuổi lợi nhuật sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà 
 TB. Nguồn gốc cuả những lợi nhuận này lag giá trị thặng dư do công nhân tạo ra 0,5
 trong quá trình sản xuất. Do vậy bóc lột vẫn là bản chất của CNTB hiện đại.
 + Thứ hai: Bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù CNTB hiện đại 1,0
 đã có những điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lý.. Dẫn chứng 
 “Chiếm lấy phố Wall” hay còn gọi là phong trào “99 chống 1” là một phong trào 
 xuất hiện ở nước Mĩ vào đầu năm 2011.. (HS phải lấy nhiều dẫn chứng mới được 
 điểm tối đa)
 Thứ ba: CNTB đang phải đối mặt với nhiều vấn đề chính trị, xã hội nan giải. Nền 
 dân chủ tư sản đang bị xói mòn, trên thực tế nền dân chủ đó chỉ dành cho một số 1,0
 người trong xã hội.... Dẫn chứng: Tình trạng bất an trong xã hội Mĩ là điều đáng lo 
 ngại.... Tội ác bạo lực...... Nạn phân biệt chủng tộc. (HS phải lấy nhiều dẫn chứng 
 mới được điểm tối đa)
 Thứ tư: CN TB phải đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu, 
 như khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng môi trường....
 Dẫn chứng: Khủng hoảng dầu mỏ 1973 đến nay..... Khủng hoảng năng lượng....... 1,0
 Khủng hoảng tài chính tiềng tệ ở châu Á năm 1997 – 1998,.....
 Khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn câu năm 2008 – 2009, làm sụp đổ hàng loạt 
 các ngân hàng lớn....., Năm 2019 ở Anh diễn ra phong trào đấu tranh chống biến đổi 
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 khí hậu (HS phải lấy nhiều dẫn chứng mới được điểm tối đa)
 Thứ năm: CNTB đang phải đối mặt với các mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn 
 tư bản, các nước tư bản phát triển với nhau trong việc giành giật thị trường.....tiêu 1,0
 thụ.....các nguồn nguyên nhiên liệu....
 Kết luận:
 Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đang có nhiều thành tựu, tuy vậy, chủ nghĩa tư 0,5
 bản không phải là điểm dừng cuối cùng của lịch sử nhân loại với bản chất và những 
 mâu thuẫn nội tại vốn có, hiện hữu, trong lòng chủ nghĩa tư bản đang ủ chứa những 
 giới hạn mà tự bản thân phương thức sản xuất này không thể khắc phục được, việc 
 nhân loại tiến lên trình độ phát triển mới, thay thế chủ nghĩa tư bản là tất yếu khách 
 quan. Loài người tất yếu tiến tới chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, sự 
 phát triển của Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn phù hợp với tất yếu 
 khách quan như vậy.
 Câu 4 Là một học sinh trung học phổ thông, em hãy nêu lên 4 việc mà mình có thể 
 (2 điểm) đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
 1. Cố gắng học tập tốt, trau dồi kiến thức, kĩ năng và rèn luyện bản lĩnh thái độ thật 0,5
 tốt, đúng mực
 2. Có ý thức giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, trân trọng và phát tuy những 0,5
 giá trị truyền thống của cha ông.
 3. Lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp với bạn bè quốc tế khi đi ra nước 
 ngoài hoặc đón tiếp bạn bè quốc tế đến Việt Nam. 0,5
 4. Không bị kích động hoặc tham gia kích động gây mất an ninh trật tự xã hội, sẵn 
 sàng đi và làm những việc mà đất nước cần. 0,5
 Câu 5 Nêu những nét chính của CNXH từ 1991 đến nay. Sự tồn tại và phát triển của 
(4,0 điểm) CNXH từ 1991 đến nay thể hiện điều gì?
 - Từ năm 1991 sau khi sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên 
 Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, CNXH không còn là hệ thống thế giới nữa. 0,5
 Tuy vậy, công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, 
 Lào, Cu Ba. Vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Các nước này vẫn kiên định 
 con đường CNXH và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và 
 các lĩnh vực khác
 - Ở Trung Quốc, đường lối cải cách và mở của tiếp tục được triển khai với chủ trương: 
 Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. .. 0,5
 - Ở Việt Nam, qua gần 4 thập kỉ, tiến hành đổi mới, bắt đầu từ năm 1986
 - Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng KT – XH, đời sống vật chất và tinh thần của 0,5
 người dân được cải thiện rõ rệt.. 0,5
 - Ở Lào, sau gần 40 năm đổi mới (bắt đầu từ năm 1986) đất nước vượt qua nhiều khó 
 khăn thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao 0,5
 - Ở khu vực Mĩ La Tinh, từ năm 1991, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thử 
 thách, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mĩ và các nước phương Tây, Cu Ba vẫn 1,0
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 đi theo con đường XHCN, thực hiện cải cách kinh tế đạt nhiều thành tựu..
 - Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở TQ, VN, Lào, Cu Ba đặc 
 biệt là Trung Quốc, Việt Nam trên các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, cải thiện chỉ 
 số phát triển con người, ổn định chính trị, xã hội đã nhận được sự đánh giá cao 0,5
 của cộng đồng quốc tế, chứng minh sức sốn của CNXH là phù hợp với thực tiễn và 
 xu thế phát triển của thời đại
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
 ĐỀ SỐ 5
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC LẦN 1 - LỚP 11
 THPT NGÔ GIA TỰ MÔN: Lịch Sử
 Thời gian làm bài: 90 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. Về chính trị, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật là
A. Xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
B. Đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước đứng thứ hai thế giới.
C. Đời sống nhân dân được cải thiện, mức sống được nâng cao.
D. Trở thành cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới.
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác 
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng thời kỳ.
B. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
C. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
D. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không diễn ra ở Cam-pu-chia trong những năm cuối thế kỉ XIX -đầu 
thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 - 1866).
B. Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867).
C. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892).
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử còn nhiều bí ẩn cần khám phá.
B. Cần bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai.
C. Giúp chung ta chung sống với thế giới.
D. Cần vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước?
A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến.
B. Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển.
C. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác, buôn bán.
D. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán trong và ngoài nước.
Câu 6. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào của Sử học?
A. Dự báo B. Giáo dục C. Tuyên truyền D. Nhận thức
Câu 7. Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập, khám phá 
lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử gắn liền với sự xuất hiện nguồn sử liệu mới.
B. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
C. Tri thức lịch sử luôn biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử có thể thay đổi.
Câu 8. Nhận thức lịch sử không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu. B. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
C. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu. D. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
A. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.
B. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
D. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 10. Những sản vật đặc trưng nào của các nước Đông Nam Á đã được các nước thực dân phương Tây 
khai thác từ sớm?
A. Thóc, khoai, sắn. B. Gỗ, thóc, động vật quý hiếm
C. Cao su, chè, cà phê, lúa gạo. D. Khoáng sản, dầu mỏ.
Câu 11. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng là
A. Phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân.
B. Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
C. Nông dân với quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 12. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.
B. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
C. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.
D. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp,
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt 
Nam và Campuchia?
A. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc. B. Khởi nghĩa Si-vô-tha.
C. Khởi nghĩa A-cha Xoa. D. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.
Câu 14. Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc 
Anh và Pháp?
A. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng.
B. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh.
D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần 
thứ hai (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914)?
A. Các nước tư bản có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
B. Nước Anh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
C. Các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mĩ.
D. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đạt được nhiều thành tựu.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
Câu 16. Xác định nội dung nào sau đây không phải là chức năng của sử học?
A. Góp phần dự báo về tương lai của đất nước.
B. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
C. Khôi phục các sự kiện lịch sử trong quá khứ.
D. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống.
Câu 17. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
B. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.
C. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.
D. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.
Câu 18. Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc 
kỳ thị, phân biệt đối xử. Đây là nguyên tắc nào của sử học?
A. Nhân văn, tiến bộ. B. Trung thực, nhân văn.
C. Chủ quan, khoa học. D. Khách quan, tiến bộ.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa.
C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội.
D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm.
Câu 20. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta?
A. Nhà Lý. B. Lê sơ. C. Tây Sơn. D. Nhà Trần.
Câu 21. Trong những năm 1945-1949, Nhân dân các nước Đông Âu hoàn thành một trong những nhiệm 
vụ nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa.
C. Thống nhất đất nước. D. Cải cách ruộng đất.
Câu 22. Văn minh Ấn Độ có điểm khác nào sau đây so với văn minh Ai Cập?
A. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập. D. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
Câu 23. Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là
A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến. B. Nhằm mục đích xóa bỏ chế độ nô lệ.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Tư sản và chủ nô lãnh đạo.
Câu 24. Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư 
tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về
A. Kiến trúc. B. Kĩ thuật. C. Nghệ thuật. D. Chữ viết.
Câu 25. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Việt Nam học tập điều gì từ sự ra đời và 
thành công của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Tham gia các liên minh quân sự để tăng cường sức mạnh phòng thủ.
B. Tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc.
C. Mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế để khẳng định vị thế đất nước.
D. Đoàn kết, hợp tác trong đấu tranh chống ngoại xâm giữa các dân tộc.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
Câu 26. Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không dẫn đến hệ quả nào dưới 
đây?
A. Tạo điều kiện giao lưu giữa các tôn giáo làm đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Nguy cơ tụt hậu, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.
C. Giữ ổn định trật tự kỷ cương của nhà nước phong kiến.
D. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi xã hội.
Câu 27. Nhận xét nào sau đây không đúng về văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?
A. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.
B. Là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo.
C. Là văn minh phát triển lâu đời.
D. Đóng góp to lớn với sự phát triển nền văn minh thế giới.
Câu 28. Nguyên nhân quyết định làm cho thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng 
nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Triều đình nhà Nguyễn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
B. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
C. Quan quân triền Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
D. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam.
Câu 29. Ý nào sau đây là nguy cơ của nền văn minh Đông Nam Á trước xu thế toàn cầu hóa của nhân 
loại hiện nay?
A. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài.
B. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc.
C. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
D. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực.
Câu 30. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn 
hóa với Sử học?
A. Góp phần duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng.
B. Xác định giá trị của các di sản văn hoá.
C. Cung cấp các thông tin về di sản văn hoá.
D. Phục dựng bức tranh về di sản văn hoá.
Câu 31. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế. B. Chế độ Cộng hòa.
C. Chế độ quân chủ lập hiến. D. Chế độ dân chủ.
Câu 32. Sử học và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ như thế nào?
A. Tồn tại độc lập, không có mối liện hệ gì với nhau.
B. Quan hệ gắn bó, mật thiết, tương tác hai chiều.
C. Tương tác một chiều giữa công tác bảo tồn với sử học.
D. Tương tác một chiều giữa sử học với công tác bảo tồn.
Câu 33. So với nền văn hóa cổ đại phương Đông thì nền văn hóa cổ đại phương Tây được đánh giá là
A. Hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn.
B. Đều hình thành cùng thời gian nhưng văn hóa phương Đông phát triển cao hơn.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
C. Tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao.
D. Có nhiều nhà khoa học lớn và có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu hơn.
Câu 34. Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là
A. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
B. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.
C. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
D. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Câu 35. Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài?
A. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết.
B. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết.
C. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
Câu 36. Vì sao các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân 
phương Tây?
A. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú.
B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.
D. Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt.
Câu 37. Nửa sau thế kỷ XIX, sự kiện nào chứng tỏ chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Mỹ?
A. Giai cấp tư sản Mỹ đã nắm chính quyền.
B. Nước Mỹ trở thành nước cộng hoà.
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ.
D. Giai cấp tư sản công thương ở Mỹ giành thắng lợi.
Câu 38. Cuộc cải cách ở Xiêm (nửa sau thế kỉ XIX) có hạn chế nào sau đây?
A. Lợi dụng vị trí nước “vùng đệm” và phát huy thế mạnh kinh tế.
B. Phải vay vốn từ các nước Anh, Pháp để phát triển đất nước.
C. Đưa đất nước phát triển theo mô hình của các nước phương Tây.
D. Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
Câu 39. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế 
như thế nào?
A. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 40. Tầng lớp nào vừa có thế lực kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng?
A. Quý tôc phong kiến cũ. B. Tư sản.
C. Quý tộc mới. D. Thợ thủ công.
Câu 41. Vì sao cải cách của vua Ra-ma V được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách.
B. Không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết quyền lợi cho nông dân.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
C. Do giai cấp phong kiến tiến hành không có thực quyền.
D. Xiêm vẫn lệ thuộc kinh tế, chính trị vào Anh, Pháp.
Câu 42. Nhận định nào sau đây là không đúng về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước 
Đông Âu?
A. Là sự cáo chung cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
B. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp với thực tiễn của các nước.
C. Sự chủ quan, máy móc của lãnh đạo các nước trong quá trình xây dựng đất nước.
D. Một phần do sự phá hoại của các lực lượng thù địch bên trong và ngoài nước.
Câu 43. Yếu tố nào sau đây đưa đến sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai 
đoạn độc quyền?
A. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
B. Sự hình thành phát triển của các trung tâm kinh tế tài chính nhiều nơi trên thế giới.
C. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền và sự ra đời các tổ chức tín dụng quốc tế.
D. Sự ra đời và phát triển của các tổ chức liên kết khu vực nhiều nơi trên thế giới.
Câu 44. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam rút ra bài học gì 
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay?
A. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới cải tổ về chính trị.
B. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế.
D. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Câu 45. Tri thức lịch sử không phản ánh vai trò nào sau đây?
A. Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử.
B. Đặt nền móng cho phát minh về khoa học công nghệ.
C. Là sơ sở để các cộng đồng cùng chung sống.
D. Trang bị những hiểu biết sâu sắc hơn về quá khứ.
Câu 46. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm khác biệt về cơ sở hình thành văn minh Hy 
Lạp – La Mã cổ đại so với nền văn minh cổ đại phương Đông?
A. Cư dân các quốc gia cổ tập trung trên các bán đảo thuộc Nam Âu.
B. Ngành kinh tế chủ đạo của cư dân cổ là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Cư dân cổ xây dựng nên các nhà nước đầu tiên theo thể chế cộng hòa dân chủ chủ nô.
D. Cư dân của các quốc gia cổ tập trung ven lưu vực các con sông lớn.
Câu 47. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A. Không ngừng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động.
B. Luôn tìm cách xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công xã hội.
C. Đầu tư, hợp tác nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triến kinh tế toàn cầu.
D. Theo đuổi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản.
Câu 48. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước 
nhằm mục đích nào sau đây?
A. Đưa đất nước phát triển thành các cường quốc quân sự hàng đầu.
B. Nỗ lực trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
 DeThiHay.net 17 Đề thi HSG Lịch sử Lớp 11 cấp Trường (Có lời giải chuẩn) - DeThiHay.net
C. Liên minh với các nước phương Tây để tranh thủ viện trợ.
D. Khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa.
Câu 49. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), công cuộc cải tổ của 
Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (1986) là gì?
A. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
B. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách mở cửa.
D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
Câu 50. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi
A. Hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền. D. Hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa.
Câu 51. Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á là gì?
A. Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX. B. Các nước chỉ thực hiện xâm lược bằng kinh tế.
C. Các nước chỉ thực hiện xâm lược bằng quân sự. D. Diễn ra nhanh, dồn dập, nhưng chưa đạt kết quả.
Câu 52. G. M. Cla-đen-ni-ớt – nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng “ Đòi hỏi người viết sử phải 
tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm 
lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể”. Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
A. Cần đảm bảo tính khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.
B. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.
C. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.
D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.
Câu 53. Hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ ASEAN không thể hiện ý nghĩa nào sau 
đây?
A. Thể hiện sự gắn kết giữa các nước trong khu vực.
B. Tượng trưng cho sự hòa bình, ổn định, thuần khiết.
C. Số lượng thành viên của ASEAN là 10 nước.
D. Nền kinh tế chủ yếu của các nước là nông nghiệp.
Câu 54. Thách thức mà Chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt là gì?
A. Khoa học công nghệ phát triển và ngày càng mở rộng.
B. Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
C. Lực lượng lao động ngày càng chất lượng cao.
D. Sức sản xuất của các nghành kinh tế ngày càng cao.
Câu 55. Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Gây ô nhiễn môi trường, bóc lột lao động và xâm chiếm thuộc địa.
C. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.
D. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
Câu 56. Nền văn minh Đông Nam Á ngày nay được đánh giá là “thống nhất trong đa dạng” là vì có nhiều 
yếu tố chung trên nền tảng sự đa dạng của
A. Sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ văn minh phương Đông và phương Tây.
 DeThiHay.net

File đính kèm:

  • docx17_de_thi_hsg_lich_su_lop_11_cap_truong_co_loi_giai_chuan.docx